-->
Trên kính chắn gió phía sau ô tô thường có những đường kẻ ngang song song nhau…nhưng không phải người dùng ô tô nào cũng hiểu rõ chi tiết này.
Không ít người mới dùng ô tô cho rằng, những đường kẻ này dùng để chống nắng hay trang trí kính chắn gió phía sau.
Thực chất đây chính là một phần của hệ thống sấy kính chắn gió phía sau. Khác với kính chắn gió phía trước thường được thiết kế trong suốt để đảm bảo tầm nhìn cho người lái và có các khe gió ngay bên dưới để sấy kính khi bị mờ do bám hơi nước, vị trí kính chắn gió phía sau rất khó để bố trí những khe gió sấy kính.
Do đó các nhà sản xuất thường thiết kế hệ thống “lưới điện” gồm những đường kẻ ngang song song tích hợp trên kính để sấy kính trong những trường hợp cần thiết.
Hệ thống “lưới điện” trên kính chắn gió phía sau thường gồm các đường kẻ ngang song song nhau thường làm bằng vật liệu niken hoặc đồng gắn liền với kính.
Xem Thêm : Có Nên Quét Bóng Vỏ Và Lốp Xe Sau Khi Rửa?
Nguyên lý hoạt động của các đường kẻ ngang song song trên kính chắn gió phía sau rất đơn giản. Khi người dùng nhấn nút mở hệ thống sấy kính chắn gió phía sau, sẽ giải phóng một dòng điện yếu chạy qua hệ thống “lưới điện” là các đường kẻ trên kính, tạo ra nhiệt, làm tan băng, hơi nước…giúp kính không còn bị mờ.
Với một số mẫu ô tô đời cũ, khi sử dụng chức năng sấy kính chắn gió phía sau, người dùng cần lưu ý, sau khi kính được sấy khô, hơi nước trên kính lái biến mất cần tắt chức năng sấy kính ngay lập tức, nếu không nó có thể gây quá nhiệt và cuối cùng làm vỡ kính.
Với các dòng ô tô đời mới đã được trang bị hệ thống tự động ngắt chức năng sấy kính chắn gió phía sau sau khi chức năng này được khi bật lên khoảng 15 – 20 phút.
Ngoài chức năng sấy kính, trên một số dòng ô tô, những đường kẻ ngang trên kính sau ô tô còn có chức năng làm ăng-ten bắt sóng radio. Trường hợp này thường thấy trên một số mẫu xe không có ăng-ten vây cá. Các nhà sản xuất có xu hướng gắn ăng-ten vào kính sau để tăng tính thẩm mỹ cho xe.
Khi kim xăng chạm vạch E đỏ, ô tô vẫn có thể di chuyển thêm quãng đường vài chục km tùy từng loại xe. Trong quá trình lái xe, không ít người hoảng hốt khi thấy kim xăng chạm vạch E đỏ. Trên thực tế, không cần phải lo lắng quá mức, bởi kim chạm...
Chi tiếtMục Lục1 10. Ford Model T (1908)2 9. Bugatti Veyron (2005)3 8. Audi Quattro (1980)4 7. Tesla Model S (2013)5 6. Ford Mustang (1964)6 5. BMW M5 (1985)7 4. Pontiac GTO (1964)8 3. Volvo PV544 (1959)9 2. Saab 99 Turbo (1978)10 1. Jeep Wagoneer (1963) 10. Ford Model T (1908) Ford Model T không phải...
Chi tiếtMỸ – Các mẫu xe SUV và bán tải chiếm tới 7 vị trí đầu trong bảng xếp hạng doanh số năm 2023 tại thị trường Mỹ. Do đó, một số nhà sản xuất ô tô tại đây chỉ tập trung vào dòng xe này. Dưới đây là 6 thương hiệu ô tô đang bán...
Chi tiết